7+ lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam

7+ lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam

1206

Ngày nay, mô hình kinh doanh nhượng quyền đang nổi lên như một xu hướng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp. Vậy mô hình kinh doanh nhượng quyền là gì? Bạn nên đầu tư vào lĩnh vực nào? Hãy cùng ReViet tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết dưới đây!

1. Khái niệm về mô hình kinh doanh nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền là mô hình cho phép bên nhận quyền được sử dụng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian và địa điểm nhất định. 

Khái niệm về mô hình kinh doanh nhượng quyền

Trong đó:

  • Bên nhượng quyền sẽ cung cấp công thức pha chế, quy trình vận hành, hỗ trợ thi công setup cửa hàng,... cho bên nhận quyền đi vào hoạt động kinh doanh. 

  • Bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí khởi động ban đầu và phí cấp phép cho bên nhượng quyền theo quy định về thời hạn hợp đồng.

2. Những lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam

2.1. Lĩnh vực bán lẻ

Hiện nay, thị trường bán lẻ ở Việt Nam được ví như mảnh đất màu mỡ. Có nhiều cơ hội kinh doanh với sự cạnh tranh của các thương hiệu trong và ngoài nước như cửa hàng tiện lợi Circle K, Family Mart, Coop Mart, 7-Eleven,.... được tập trung tại các thành phố lớn như TPHCM, Sài Gòn không khó để bắt gặp những mô hình bán lẻ này. Đặc biệt, dân số đông nên tạo ra nhu cầu về sức mua cao, dự kiến sẽ phát triển mạnh hơn nữa.

Nhượng quyền thương hiệu lĩnh vực bán lẻ

Ngoài ra, kinh doanh nhượng quyền xăng dầu cũng đang thu hút nhiều nhà đầu tư. Việt Nam có tỷ lệ xe máy cao, nên nhu cầu về xăng dầu rất lớn. Vì vậy, kinh doanh nhượng quyền xăng dầu có thể mang lại lợi nhuận nhanh chóng.

Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền, các thương hiệu cần đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh trên thị trường. Hơn thế nữa, bạn cần chú ý vào công nghệ thông tin đang dần trở thành yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường. Ví dụ như nhu cầu mua sắm online, chẳng hạn các siêu thị tiện lợi giao hàng tận nhà chẳng hạn.

2.2. Lĩnh vực ăn uống F&B

Đây là lĩnh vực kinh doanh rất tiềm năng vì nhu cầu về ăn uống luôn được người dùng chú trọng. Ngày nay, chuỗi thương hiệu nhượng quyền về ngành đồ uống đang hot và nhận được sự quan tâm của giới trẻ: Phúc Long, Katinat, Highland Coffee, Phê La, Cheese Coffee, Cộng Cà Phê,...  Ngoài ra còn có 1 số thương hiệu take away: Laha Coffee, Nọng, Nước Ép ReViet Juice,...

nhượng quyền thương hiệu lĩnh vực ăn uống F&B

Thức ăn nhanh, đặc biệt là món gà rán luôn nhận được sự yêu thích của nhiều bạn trẻ. Ngành kinh doanh thức ăn nhanh này là cơ hội kinh doanh tốt để thương hiệu phát triển mạnh mẽ. Có thể kể đến 1 số thương hiệu nước ngoài nhượng quyền thành công như KFC, Jollibee, Texas Chicken, Lotteria, Mcdonald,...... Mặt khác, những thương hiệu của người Việt Nam cũng đang dần tạo lên thương hiệu như Gà rán Mr.Thịnh, Ba Râu,...

Ngoài ra, thị trường nhượng quyền kinh doanh Nước ép và những sản phẩm ăn uống hướng đến sự healthy, sống lành mạnh đang chiếm thị phần màu mỡ mà nhà đầu tư cần khai thác. Trong những năm gần đây, xu hướng quan tâm đến sức khỏe đang dần được đề cao. Chính vì thế lĩnh vực ăn uống hướng đến chế độ sống lành mạnh sẽ có tốc độ thu hồi vốn nhanh, do nhu cầu cao và ít gặp rủi ro.

2.3. Lĩnh vực làm đẹp

Ngày nay, nhu cầu chăm sóc làm đẹp đang ngày càng được chú trọng, không chỉ dành cho phụ nữ mà cả nam giới cũng ngày càng tăng cao. Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều thương hiệu nhượng quyền nước ngoài trong lĩnh vực này. Thay vì đầu từ vào thị trường bán lẻ, ẩm thực ngày càng cạnh tranh gay gắt thì lĩnh vực làm đẹp đang là cơ hội phát triển tiềm năng trong những năm tới.

nhượng quyền thương hiệu lĩnh vực làm đẹp

Trong lĩnh vực làm đẹp, có thể kể đến một số mô hình nổi bật như Seoul Spa, Salon tóc Bắc Trần Tiến, 30 Shine, Regal Nails, 4AM Hair Studio,.... Những thương hiệu này đang thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng.

2.4. Lĩnh vực thời trang

Trong xu hướng chung của nhượng quyền ở Đông Nam Á, nhiều lĩnh vực như thực phẩm, sức khỏe, bán lẻ thu hút được nhiều thương hiệu nhượng quyền, trong đó có cả thời trang. Ở Việt Nam, nhu cầu về thời trang phù hợp cho mọi lứa tuổi, giới tính và chiều lòng tất cả các phong cách khác nhau.

nhượng quyền thương hiệu lĩnh vực làm đẹp

Nếu bạn muốn đầu tư về nhượng quyền trong lĩnh vực thời trang, chúng mình gợi ý bạn một số thương hiệu nhượng quyền uy tín như GUMAC, FM Style, Blue exchange, Couple TX,... đang được giới trẻ săn đón về gu thời trang hợp thời đại.

2.5. Nhượng quyền chuỗi bánh mì

Bánh mì được xem là món ăn “quốc dân’’ lề đường và được nhiều người lựa chọn vào buổi sáng. Trong xu hướng nhượng quyền hiện nay, nhiều thương hiệu nổi tiếng cũng áp dụng hình thức này. 

Mô hình nhượng quyền chuỗi bánh mì chủ yếu là bán mang đi và chỉ cần đầu tư vào xe đẩy bán hàng. Vậy nên hình thức nhượng quyền cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh, có mức chi phí ban đầu thấp và bên nhận quyền được hỗ trợ trong việc quảng bá.

Một số thương hiệu bánh mì thực hiện nhượng quyền như Bánh mì Má Hải, bánh mì que Pháp BMQ, Bánh mì Ơi,...

2.6. Nhượng quyền quán lẩu nướng

Hiện nay, các quán lẩu nướng với phong cách Hàn Quốc đang được nhiều người ưa thích. Đây cũng là lý do xu hướng nhượng quyền thương hiệu phát triển mạnh mẽ.

nhượng quyền thương hiệu quán lẩu nướng

Bên cạnh đó, hệ thống nhượng quyền nhà hàng và chuỗi thương hiệu lẩu nướng đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Một số thương hiệu lẩu nướng với độ “hot” ở Việt Nam bao gồm Haidilao, Kichi Kichi, Hotpot Story, Aka House, Gogi, và cả buffet nướng Chú Tèo.

2.7. Nhượng quyền hiệu thuốc

Việc chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh là chủ đề đáng được người tiêu dùng quan tâm. Chính vì thế mà hệ thống các nhà thuốc nhượng quyền “mọc lên như nấm” và nhanh chóng thu hút chủ đầu tư.

nhượng quyền thương hiệu hiệu thuốc

Kinh doanh theo mô hình nhượng quyền trong lĩnh vực này đòi hỏi phải đáp ứng khá nhiều yêu cầu về hình thức, giấy tờ và bằng cấp. Tuy nhiên, mô hình này cũng mang lại lợi nhuận khá cao cho các bên tham gia. Có thể kể đến một số thương hiệu nhà thuốc nhượng quyền tiêu biểu hiện nay như Pharmacity, Nhà thuốc Minh Châu, Phano Pharmacy, Medicare,...

3. Cần chuẩn bị gì khi tham gia mô hình nhượng quyền thương hiệu?

Cần chuẩn bị gì khi tham gia mô hình nhượng quyền thương hiệu?

Sau khi xác định được bạn muốn đầu tư mô hình nhượng quyền thương hiệu, bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để không bị “tiền mất tật mang”. Để quá trình đi vào đầu tư được thuận lợi, hãy cùng ReViet tìm hiểu những điều cần chuẩn bị dưới đây: 

3.1. Chuẩn bị nguồn vốn

Điều tất yếu có thể kể đến chính là nguồn vốn. Tùy thuộc vào thương hiệu mà bạn muốn tham gia nhận nhượng quyền mà chi phí nhượng quyền cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, một điểm chung chính là tiền vốn bạn bỏ ra sẽ ít hơn so với tự mở một thương hiệu riêng.

Một số chi phí cần chuẩn bị:

  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu 

  • Chi phí thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng

  • Chi phí nguyên vật liệu, các thiết bị cần thiết cho cửa hàng

  • Chi phí thuê nhân viên

Đặc biệt, phải chuẩn bị khoản phí một nguồn dự phòng để duy trì trong những tháng đầu. Vậy nên bạn cần tính toán kỹ lưỡng về chi phí cố định hàng tháng trong thời gian đầu để tránh sai sót.

3.2. Nghiên cứu thị trường kinh doanh

Trước khi đầu tư nhượng quyền, bạn cần tìm hiểu thật kỹ thị trường kinh doanh mà mình đang hướng đến. Và tự đặt câu hỏi “Liệu thương hiệu bạn quyết định tham gia có khả thi và dễ thu hồi được nguồn vốn hay không?’’

Trên đây là bài viết về Những lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam. Nếu bạn đang ấp ủ cơ hội kinh doanh nhượng quyền thì gọi ngay tới số hotline 1900 9150 chúng mình hỗ trợ bạn sớm nhất nha!