Thực chất của việc mua nhượng quyền F&B là gì?

Thực chất của việc mua nhượng quyền F&B là gì?

181

Nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực F&B đang trở thành một từ khóa "nóng" trên thị trường hiện nay, được quảng bá như một cơ hội đầu tư "vốn ít, lời nhiều" mà ai cũng có thể tham gia. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng đằng sau vẻ bề ngoài hào nhoáng ấy có rất nhiều "cạm bẫy" được khéo léo che giấu.

Người mua nhượng quyền chỉ cần một chút thiếu thận trọng hay chủ quan là có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng. Vậy mua nhượng quyền thương hiệu F&B tiềm ẩn những rủi ro gì? Hãy cùng ReViet khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Nhượng quyền thương hiệu F&B là gì?

Đầu tiên mua quyền sử dụng thương hiệu đối với doanh nghiệp, thương hiệu chính là tài sản đã được đăng ký sở hữu trí tuệ, có độ nhận diện và gây dựng được lòng tin đối với một số tệp khách hàng cụ thể. Việc sử dụng một thương hiệu tốt có sự phát triển về quy mô chi nhánh sẽ là nền tảng để tăng trưởng doanh thu sau này.

Không chỉ thế, mua nhượng quyền chính là mua quy trình để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh và đồng nhất.

Nhượng quyền thương hiệu F&B là gì?
Mua nhượng quyền thương hiệu ReViet Juice

Chẳng hạn, ReViet Juice bán nước ép nếu bạn là đối tác nhượng quyền thì sẽ được sở hữu các quy trình như nhập, bảo quản nguyên liệu, công thức pha chế nước ép và sinh tố, quy trình quản lý vận hành, quy trình chăm sóc khách hàng và cách training nhân viên chuyên nghiệp.

Khi bạn mua nhượng quyền có nghĩa là mua chiến lược kinh doanh theo từng giai đoạn, với thị trường trong ngành dịch vụ F&B thay đổi liên tục muốn tồn tại và phát triển được phải hiểu được nhu cầu của khách hàng. 

Từ đó đưa ra các chiến lược thích hợp như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cùng với đó là sự hỗ trợ của đội ngũ nhân sự đến từ thương hiệu gốc. Trong các hoạt động marketing, triển khai chương trình khuyến mãi, giảm giá giúp cho các chi nhánh đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Những “cạm bẫy” nguy hiểm khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B

Khi có ý định mua nhượng quyền, chúng ta thường nghe những lời quảng cáo như: “Anh không cần lo lắng gì, quy trình của bên em đã được chuẩn hóa hoàn toàn”, “Mỗi tháng anh sẽ thu về lợi nhuận khoảng xx triệu, mọi khâu vận hành đã có bên em lo liệu, anh không cần làm gì cả”.

Không có gì dễ như bán nhượng quyền cho những người có tiền dư dả, nhờ đánh trúng vào tâm lý muốn "làm ít ăn nhiều", thích "ăn sẵn" và "thu nhập dễ dàng".

Những “cạm bẫy” nguy hiểm khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B

Rất nhiều "bẫy" trong nhượng quyền đã được che đậy một cách tinh vi. Người mua nhượng quyền thường là những người mới bước chân vào ngành, thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Họ bỏ tiền ra với hy vọng giảm thiểu rủi ro kinh doanh bằng cách tin tưởng vào những thương hiệu "có vẻ thành công" trên thị trường. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bạn có thể "dính bẫy" mà không hề hay biết.

Rủi ro pháp lý

Không phải ngẫu nhiên mà những thương hiệu lớn, lâu năm và có đơn vị chủ quản uy tín lại thu phí nhượng quyền cao hơn hẳn so với thị trường phổ thông.

Ví dụ, Highlands Coffee hay Trung Nguyên Legend đều có giá nhượng quyền xấp xỉ 3 – 4 tỷ đồng. Câu nói “Tiền nào của nấy” quả không sai. Khi có ý định mua nhượng quyền thương hiệu F&B với chi phí quá hấp dẫn, hãy cẩn trọng vì người bán chưa chắc đã sở hữu đầy đủ quyền sở hữu.

Nhiều trường hợp, chủ thương hiệu chưa có đủ điều kiện và giấy tờ hợp pháp nhưng vẫn thực hiện bán nhượng quyền cho người khác.

Rủi ro pháp lý

Một ví dụ điển hình là trường hợp của Phở Thìn. Ông Nguyễn Trọng Thìn đã nộp đơn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu Phở Thìn và Phở Thìn 13 Lò Đúc, nhưng vẫn đang trong quá trình “đang giải quyết”.

Bên cạnh đó, ông Đoàn Hải Trung, được biết đến là “truyền nhân” của ông Thìn, cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Phở Thìn và Phở VieThin 13 Lò Đúc, nhưng chưa nhận được văn bằng bảo hộ từ Cục Sở hữu trí tuệ. Do đó, về mặt pháp lý, thương hiệu Phở Thìn hiện vẫn chưa thuộc sở hữu của ông Thìn hay ông Trung, và cả hai đều không có quyền bán nhượng quyền thương hiệu này.

Điều này đặc biệt cần lưu ý đối với các sản phẩm có tính chất trendy (xu hướng) ngắn hạn như mô hình mì cay, trà chanh, sữa chua trân châu, v.v. Các thương hiệu dưới 2 năm tuổi phải đặc biệt chú ý, vì cần tối đa 24 tháng để Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu cho người đăng ký.

Trong khoảng thời gian chờ đợi này, nếu có bất kỳ ai “nhận vơ” thương hiệu là của họ, việc xem xét và giải quyết về mặt pháp lý là cần thiết. Vì vậy, khi mua nhượng quyền cần đòi hỏi bên bán cung cấp đầy đủ chứng nhận bảo hộ thương hiệu để tránh những rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý.

Rủi ro phụ thuộc

Rủi ro phụ thuộc

Người mua nhượng quyền dù không cần đau đầu với chiến lược kinh doanh nhưng lại đánh mất sự tự chủ do quá phụ thuộc vào thương hiệu mẹ. Bên bán thường thu hút bằng các chiến dịch marketing và truyền thông hấp dẫn, mang đến niềm tin rằng mọi thứ đã được chuẩn hóa.

Thông điệp phổ biến nhất là quán luôn đông khách, không có chỗ trống. Điều này ngụ ý rằng người mua không cần phải làm gì ngoài việc chờ khách tự xếp hàng, trong khi chủ quán chỉ việc ngồi và đếm tiền. Dường như khách đông như vậy không ai có thể chối từ! Tuy nhiên, bên dưới sự hào nhoáng ấy là sự phụ thuộc, hoặc nói chính xác hơn là sự lệ thuộc.

Rủi ro bị chiếm dụng vốn

Thị trường nhượng quyền hiện nay đang bị nhiều vấn đề phức tạp, do công cụ này thường bị lạm dụng mục đích, thậm chí sử dụng để lừa đảo, chiếm dụng vốn, hay gọi đơn giản là "lùa gà". Với tư duy "mở quán là giàu", không ít các mô hình ẩm thực đang tận dụng "nhượng quyền" để đưa ra nhiều cam kết không thực tế.

Rủi ro bị chiếm dụng vốn

Các cam kết như "hoàn vốn trong 3 tháng" hay "hoàn vốn trong 30 ngày" thường chỉ là những con số "may mắn" của một số cửa hàng nổi bật nhất trong hàng chục hoặc hàng trăm đối tác trong chuỗi nhượng quyền. Việc sử dụng con số tốt nhất này làm đại diện cho toàn bộ chuỗi không thể chính xác được, và việc dùng nó làm "mồi câu" để bán nhượng quyền có thể rất nguy hiểm.

Rủi ro hiệu ứng chuỗi

Hiệu ứng chuỗi trong nhượng quyền có thể xảy ra khi một cửa hàng gặp vấn đề, dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng và ảnh hưởng lớn đến các cơ sở khác thuộc cùng thương hiệu.

Dù bạn đã mua nhượng quyền và vận hành cửa hàng của mình một cách chuẩn chỉnh, hoạt động hiệu quả và không gặp vấn đề nào, nhưng nếu thương hiệu mẹ gặp khủng hoảng truyền thông hoặc chỉ cần một cơ sở khác trong chuỗi nhượng quyền có vấn đề, thì toàn bộ chuỗi có thể chịu ảnh hưởng xấu kéo theo.

Rủi ro hiệu ứng chuỗi

Trong thời đại mà các nhà đánh giá đồ ăn trên mạng xã hội hoạt động tích cực, cùng với sự phát triển của các nhóm review trở thành nền tảng để người dùng chia sẻ kinh nghiệm, rủi ro hiệu ứng chuỗi luôn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhiều thương hiệu đã từng phải đối mặt với tình huống này.

Ví dụ thương hiệu Highlands

Trước đây có trường hợp một số khách hàng tẩy chay chuỗi cửa hàng Highlands Coffee vì thông tin rằng chỉ được phép ngồi 60 phút và phải mua thêm đồ uống để tiếp tục ngồi.

Sự việc này đã dẫn đến hiểu lầm rằng tất cả các cửa hàng của Highlands Coffee áp dụng quy định này. Tuy nhiên, đại diện của thương hiệu đã phải lên tiếng xác nhận rằng không có chính sách này áp dụng cho toàn bộ hệ thống cửa hàng của họ.

Rủi ro cạnh tranh

Nhiều chủ quán hiện nay đơn giản chỉ vì nhìn thấy một cửa hàng bán món gì đó đông khách quá, thế là tìm cách mua nhượng quyền. Tuy nhiên, những gì bạn nhìn thấy cũng được người khác chú ý.

Vài năm trước, ai cũng muốn đầu tư mở quán trà sữa vì nghĩ rằng thị trường này rất tiềm năng. Đơn giản như ban đầu bạn mua nhượng quyền trà sữa Ding Tea, mở cửa hàng ở Hoàng Quốc Việt.

Thời điểm đó có ít cửa hàng trà sữa nên bạn bán cũng đắt hàng. Nhưng “mật ngọt thì ruồi nhiều”, chỉ cần vài tháng sau, xung quanh trên con phố đó sẽ xuất hiện các quán trà sữa nào TocoToco, nào BobaPop, Royal Tea,… mọc lên như nấm sau mưa. Khi ấy, mức độ cạnh tranh phải nói là vô cùng căng thẳng, chỉ cần sơ suất là khách hàng sẽ rời bỏ bạn để đến với cửa hàng khác. 

Rủi ro cạnh tranh

Hơn nữa, khi vẫn đang đấu tranh với sự cạnh tranh từ các thương hiệu bên ngoài, thì áp lực từ bên trong cũng có thể rất lớn. Tất nhiên, không phải tất cả các thương hiệu nhượng quyền đều gây ra sự cạnh tranh giữa các đối tác.

Nhưng chỉ cần một số thương hiệu bán nhượng quyền mà không có các quy định về khoảng cách giữa các cửa hàng, có thể dẫn đến tình trạng mật độ quán quá dày.

Mixue là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Chiến lược bán nhượng quyền mạnh mẽ của Mixue đã khiến hệ thống trở nên quá tải do số lượng cửa hàng quá nhiều trong cùng một khu vực. Với tốc độ và quy mô bán nhượng quyền phát triển quá nhanh, đặc biệt là ở thị trường Hà Nội, khi mỗi 100 – 200m lại có một cửa hàng Mixue, các đối tác không cố ý lại có thể "đấu giá" khách hàng với nhau.

Dưới đây là những nguy cơ nguy hiểm mà những ai đang xem xét mua nhượng quyền thương hiệu F&B có thể dễ dàng gặp phải. Để tránh rơi vào tình trạng rủi ro, hãy tỉnh táo trong việc chọn lựa thương hiệu và đối tác có uy tín lâu năm trên thị trường. Đồng thời, hãy chọn sản phẩm có sự bền vững để đảm bảo an toàn khi quyết định kinh doanh nhượng quyền.
Thương hiệu nước ép ReViet Juice là thương hiệu nước ép, sinh tố và detox - Đây là thương hiệu đề cao sự tươi mát và cung cấp dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn quan tâm đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng mình để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé!