13 câu hỏi khi mua nhượng quyền nên biết

13 câu hỏi khi mua nhượng quyền nên biết?

471

Mua bán nhượng quyền thương hiệu là một cách kinh doanh phổ biến và hiệu quả để cho người mới bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lượng mô hình nhượng quyền trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. 

Dưới đây là thông tin về 13 câu hỏi khi mua nhượng quyền nên biết? Cùng Nước Ép ReViet tìm hiểu ngay!

1. Những câu hỏi khi mua nhượng quyền bạn nên biết

1.1. Mua nhượng quyền thương hiệu là gì?

Một người/tổ chức muốn được sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của thương hiệu (từ hình ảnh, logo, công thức,...) đã được đăng ký thương hiệu để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Hành động đó được hiểu là mua nhượng quyền.

1.2. Những quyền lợi của đối tác khi mua bán nhượng quyền

Những quyền lợi của đối tác khi mua bán nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu là phương pháp kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho cả 2 bên:

  • Đối với Bên bán nhượng quyền: Mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng độ nhận diện cho thương hiệu về mọi mặt. 

  • Đối với Bên mua nhượng quyền: Dễ dàng đi vào kinh doanh hơn nhờ sự hỗ trợ toàn diện của bên bán nhượng quyền. 

1.3. Quá trình nhượng quyền thương hiệu gồm những bước nào?

Quá trình nhượng quyền thương hiệu gồm những bước nào?

Tùy thuộc vào mô hình nhượng quyền của thương hiệu, nhưng thông thường mọi quá trình mua-bán nhượng quyền sẽ có những bước sau:

Bước 1: Thiết lập hợp đồng

Là việc ghi nhận lại quy định về quyền và trách nhiệm của 2 bên (bên mua nhượng quyền và Bên bán nhượng quyền)

Bước 2: Thanh toán chi phí nhượng quyền

Bên mua nhượng quyền sẽ phải chi trả một khoản phí nhượng quyền và tuân thủ các quy định nhượng quyền theo đúng hợp đồng. 

Bước 3: Hỗ trợ sau ký kết

Kí thêm phụ lục hợp đồng (nếu có)

Trong quá trình vận hành kinh doanh, bên bán nhượng quyền sẽ hỗ trợ, đào tạo và giám sát bên mua nhượng quyền.

1.4. Bên bán nhượng quyền hỗ trợ đối tác những gì?

Bên bán nhượng quyền hỗ trợ đối tác những gì?

Hầu hết, bên bán nhượng quyền sẽ cung cấp và hỗ trợ cho đối tác nhận nhượng quyền những công việc sau:

  • Thi công setup, đào tạo nhân viên: Bên bán nhượng quyền sẽ hỗ trợ việc tìm kiếm mặt bằng, lắp đặt cơ sở vật chất và đào tạo nhân viên để đối tác có thể vận hành cửa hàng mới. Với mục đích theo concept chung của chuỗi cửa hàng.

  • Trang thiết bị máy móc: Cung cấp các trang thiết bị, máy móc cần thiết như camera, máy in tem, in bill,… để đối tác có đầy đủ điều kiện hoạt động và đồng bộ với các chi nhánh khác.

  • Nguyên vật liệu: Bên bán nhượng quyền sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh để chất lượng sản phẩm đầu ra được đảm bảo.

  • Tuyển dụng và đào tạo nhân sự: Hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới cho cửa hàng.

  • Hỗ trợ truyền thông: Đăng tải thông tin và chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội để tăng tương tác với khách hàng. Bên cạnh đó, bên bán nhượng quyền chuẩn bị file in ấn như banner, standee, bảng hiệu, menu, tờ rơi,... phục vụ cho việc quảng bá chi nhánh mới một cách tốt nhất.

1.5. Các hình thức nhượng quyền phổ biến hiện nay

1.5.1. Hình thức nhượng quyền theo khu vực lãnh thổ

Hình thức nhượng quyền theo khu vực lãnh thổ
  • Nhượng quyền thương mại trong nước: Ngày nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại. Trường hợp này thường là giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp mới được thành lập. 

Ví dụ: Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ ô tô Minh Việt trực thuộc tập đoàn Minh Việt Toàn Cầu đang mở rộng hoạt động nhượng quyền của mình.

  • Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Được hiểu là hình thức mà các chủ thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam bằng mô hình nhượng quyền thương hiệu. 

Ví dụ:  Một số thương hiệu MC Donald , Zara, Adidas, Nike,…

  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: Một số thương hiệu Việt Nam phát triển mạnh trong nước và đem ra quốc tế nhượng quyền. 

Ví dụ: Thương hiệu cà phê Trung Nguyên, Phở 24,...

1.5.2. Hình thức nhượng quyền căn cứ vào tiêu chí kinh doanh

Hình thức nhượng quyền căn cứ vào tiêu chí kinh doanh
  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Là hình thức bán nhượng quyền phổ biến, được hiểu đơn giản là bên bán nhượng quyền cấp quyền phân phối các sản phẩm/dịch vụ trong một phạm vi và thời gian nhất định. Đồng nghĩa với việc cho phép bên mua nhượng quyền sử dụng tên thương hiệu, logo và các biểu tượng quảng bá sản phẩm.

  • Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Đây là phạm vi thu nhỏ hơn của nhượng quyền phân phối, chỉ cho phép bên mua nhượng quyền sử dụng công thức, quản lý và hỗ trợ kỹ năng cơ bản để vận hành kinh doanh.

1.5.3. Hình thức nhượng quyền căn cứ vai trò của các chủ thể

Hình thức nhượng quyền căn cứ vai trò của các chủ thể

Dựa vào vai trò của các chủ thể trong mối quan hệ nhượng quyền thương mại, người ta chia nhượng quyền thương mại thành:

Nhượng quyền thương mại trực tiếp (Master Franchising): Là việc nhượng quyền thương mại trực tiếp giữa hai bên chủ thể là bên bán nhượng quyền và bên mua nhượng quyền. Các bên sẽ thống nhất và ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại mà không bị ràng buộc bởi sự giới hạn của bên thứ ba.

Nhượng quyền thương mại gián tiếp (Sub – Franchising) bao gồm:

  • Franchisor (Bên bán nhượng quyền) 

  • Franchisee (Bên mua nhượng quyền) 

  • Sub – Franchisee (Bên nhận lại quyền). 

Hiểu đơn giản là hình thức nhượng quyền thương mại qua trung gian hoặc đại diện. Trong đó, bên mua nhượng quyền sẽ đóng vai trò là bên được nhận nhượng quyền và thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho bên thứ ba.

1.6. Chi phí nhượng quyền là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào mô hình nhượng quyền và thương hiệu nên mức chi phí sẽ có mức dao động khác nhau. Ở Nước Ép ReViet Juice chúng mình minh bạch và công khai số liệu về tổng chi phí mở cửa hàng như sau:

  • Phí nhượng quyền (chưa VAT): 79.000.000 đồng

  • Phí Thi công setup: 200.000.000 đồng

Như vậy, bạn chỉ cần bỏ ra 279.000.000 đồng sẽ sở hữu một mô hình đi vào vận hành kinh doanh ngay!

Thi công và setup cửa hàng mẫu
Thi công và setup cửa hàng mẫu

1.7. Có nên nhượng quyền ngành F&B hay không?

Mua nhượng quyền trong ngành F&B (Thực phẩm và Đồ uống) là một lựa chọn khả thi và phổ biến trên thị trường. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm cần cân nhắc khi quyết định có nên mua nhượng quyền trong ngành F&B hay không?

Có nên nhượng quyền ngành F&B hay không?

Ưu điểm:

  • Ngành F&B có nhu cầu tiêu dùng cao và ổn định, đặc biệt là thức ăn nhanh, đồ uống, nhà hàng.

  • Thương hiệu và mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng và phát triển thành công có thể dễ dàng nhân rộng.

  • Các chủ nhượng quyền có thể tận dụng được lợi thế về kinh nghiệm, công thức, thiết kế, quy trình vận hành đã được chuẩn hóa.

  • Người nhận nhượng quyền có thể tiếp cận được nguồn cung ứng, hỗ trợ về đào tạo, công nghệ, quảng bá thương hiệu.

Nhược điểm: Sự cạnh tranh trong ngành F&B rất gay gắt, đòi hỏi phải có năng lực quản lý và vận hành hiệu quả.

2. 5 lưu ý khi mua nhượng quyền bạn nên nắm rõ

5 lưu ý khi mua nhượng quyền bạn nên nắm rõ

2.1. Thông tin bên bán nhượng quyền

Bạn cần phải nắm rõ một số thông tin về bên bán nhượng quyền:  

  • Thương hiệu có kế hoạch và dự định phát triển như thế nào? Họ có định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai hay không? 

  • Những chính sách hỗ trợ đối với bên mua nhượng quyền mới như thế nào?

  • Tốc độ phát triển của hệ thống ra sao?

  • Hiệu quả của chuỗi nhượng quyền

  • Mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua

Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu về những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với các ngành hàng tương tự. Ví dụ như trong ngành F&B, bạn có thể so sánh chuỗi Nước Ép ReViet Juice với Sunday Basic, Tocotoco, Mixue chẳng hạn.

Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định có nên đầu tư hay không?

2.2. Nghiên cứu thị thị trường

Bên mua nhượng quyền cần dành thời gian nghiên cứu thị trường bằng cách đặt ra hàng loạt các câu hỏi như sau:

  • Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? 

  • Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng đón nhận hay không? 

  • Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? 

  • Luật pháp quy định cho trường hợp này ra sao?

2.3. Xem kỹ lưỡng hồ sơ bên nhượng quyền đề ra

Nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do bên bán nhượng quyền quy định rất rõ các điều khoản, trong đó: 

  • Quy định về địa điểm kinh doanh

  • Quy định về khoảng cách vị trí địa lý

  • Quy định về mức đầu tư tối thiểu

  • Các quy định về khai trương, quá trình vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về quản lý và đào tạo nhân viên,...

2.4. Đọc kỹ điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền

Bên mua nhượng quyền cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Vì các điều khoản trong hợp đồng được bên bán nhượng quyền soạn thảo nên bạn cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét kỹ lưỡng các điều kiện.

2.5. Những cam kết khi mua - bán nhượng quyền

Cả bên mua và bán nhượng quyền đều có quyền và nghĩa vụ phải tuân theo cam kết đã ký kết trước đó. Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường, gây ra tổn thất về mặt tiền bạc cho đôi bên.

Trên đây là bài viết về 13 câu hỏi khi mua nhượng quyền nên biết. Nếu bạn có nhu cầu mua nhượng quyền có thể liên hệ ngay cho chuỗi Nước Ép ReViet qua số hotline 1900 9150 để được hỗ trợ sớm nhất nha!