6 lưu ý khi sử dụng máy ép chậm giúp nước ép luôn ngon & an toàn

6 Lưu ý khi sử dụng máy ép chậm giúp nước ép luôn ngon & an toàn

163

Máy ép chậm hiện nay rất được ưa chuộng để tự làm nước ép trái cây tại nhà. Nhưng bạn đã biết cách sử dụng máy ép sao cho đúng chưa? Hãy cùng vào bếp với nước ép ReViet và khám phá 6 mẹo nhỏ giúp bạn sử dụng máy ép chậm hiệu quả, kéo dài tuổi thọ của máy và tạo ra những ly nước ép ngon lành nhất nhé!

Luân phiên các loại trái cây khi ép

Bạn nên cho các nguyên liệu vào máy theo thứ tự vào máy ép chậm: nguyên liệu mềm trước, nguyên liệu cứng sau. Bằng cách ép các loại trái cây mềm, ít xơ trước rồi mới đến các loại rau củ cứng, nhiều xơ như cần tây, cà rốt,... sẽ giúp máy đẩy bã ra ngoài dễ dàng hơn và tránh tình trạng tắc nghẽn.

Luân phiên các loại trái cây khi ép

Ngoài ra, nếu bạn muốn ép các loại trái cây có hạt nhỏ, cứng như lựu, sơ ri, nho, cà rốt, cóc,... hoặc những loại quả quá mềm như táo, dưa hấu,... bạn cũng nên xen kẽ với các loại rau củ cứng như cà rốt để giúp máy đẩy bã ra ngoài dễ dàng hơn.

Không dùng máy ép quá nhiều và nhanh cùng lúc

Máy ép chậm hoạt động bằng cách sử dụng trục đứng để từ từ cuốn và nghiền nát rau củ, chiết xuất nước ép. Vì vậy, khi sử dụng máy ép chậm, bạn chỉ nên cho một lượng nhỏ nguyên liệu mỗi lần và không cần đẩy hay ấn mạnh, đặc biệt là với các loại rau củ cứng như cà rốt, dưa leo,... Điều này giúp máy làm việc hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.

Nếu bạn cho quá nhiều nguyên liệu vào cùng lúc hoặc đẩy máy ép quá nhanh, dễ dẫn đến tình trạng máy bị tắc nghẽn và nước ép có thể bị lẫn bã, thậm chí có nguy cơ làm kẹt máy.

Không dùng máy ép quá nhiều và nhanh cùng lúc

Cắt ngắn các loại rau củ quả nhiều xơ

Không giống như máy ép thông thường sử dụng dao cắt và lực ly tâm để tách nước, máy ép chậm chỉ dùng trục nghiền để chiết xuất nước từ rau củ quả. Do đó, bạn nên cắt nhỏ nguyên liệu trước khi cho vào máy để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, ép được nhiều nước hơn và tránh bị nghẽn.

Cắt ngắn các loại rau củ quả nhiều xơ
Mẹo khi sử dụng máy ép chậm

Đối với các loại rau lá nhiều xơ như cần tây, thơm,... bạn nên cắt ngang thân rau để tránh các sợi xơ dài quấn vào trục máy, gây kẹt và có thể làm hỏng máy.

Làm mát nguyên liệu trước khi ép

Việc làm mát nguyên liệu trước khi ép không chỉ giúp nước ép có hương vị ngon hơn mà còn giúp máy ép được nhiều nước hơn.

Làm mát nguyên liệu trước khi ép
Lưu ý:
  • Với các nguyên liệu cứng như cà rốt, dưa leo,... không nên cắt nhỏ trước khi cho vào tủ lạnh vì có thể làm chúng bị khô và mất nước.

  • Các loại rau lá như cần tây, rau cải,... nên được gói kỹ bằng giấy hoặc vải trước khi làm lạnh để tránh rau bị héo hoặc nhũn.

Không ép các nguyên liệu quá cứng hoặc quá mềm

Không ép các nguyên liệu quá cứng hoặc quá mềm

Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng máy ép chậm không phù hợp để ép các nguyên liệu quá cứng như mía hoặc các loại rau củ quả nhiều tinh bột như chuối, bơ vì có thể làm hỏng trục quay hoặc gây tắc nghẽn máy. Với các loại quả có hạt cứng và to như ổi, cóc, xoài,... bạn nên bỏ hạt trước khi ép nhé!

Vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng

Sau cùng, bạn nên vệ sinh máy thường xuyên để tránh bã rau củ quả của lần ép trước ảnh hưởng đến hương vị của nước ép nhé! Hơn nữa việc làm sạch máy ép sau mỗi lần sử dụng cũng tránh tình trạng bã rau củ tắc nghẽn, dễ làm như hỏng máy nữa đấy.

Để vệ sinh máy được sạch nhất, bạn nên tháo rời các bộ phận ra khỏi thân máy và sử dụng bàn chải đi kèm máy để có thể chà được mọi ngóc ngách của máy. Đối với lưới lọc bã rau củ, bạn có thể ngâm trong nước ấm khoảng 15 - 30 phút, sẽ dễ làm sạch hơn nhé!

Hy vọng với những mẹo nhỏ này, bạn sẽ có được những ly nước ép thơm ngon và bổ dưỡng mỗi ngày. Bạn có thể thử trải nghiệm nước ép tươi từ máy ép chậm của ReViet Juice để cảm nhận sự khác biệt và chất lượng tuyệt vời trong từng giọt nước ép. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và tận hưởng cuộc sống khi thưởng thức những ly nước ép tươi ngon mỗi ngày!